CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HÌNH THỨC VLVH NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số 44/QĐ-YDC ngày 26/02/2019 của Hiệu trưởng

Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam)

Tên ngành, nghề: Điều dưỡng

Mã ngành, nghề: 6720301

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học

Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 24 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng, người học có khả năng:

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người điều dưỡng thực hành nghề nghiệp theo quy định của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, và hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Kiến thức:

– Áp dụng được kiến thức tin học trong học tập, nghiên cứu điều dưỡng và thực hành nghề điều dưỡng.

– Áp dụng được kiến thức ngoại ngữ trong quá trình học tập và hoạt động nghề nghiệp.

– Áp dụng được kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như xác suất thống kê, lý sinh, hóa học, sinh học làm nền tảng cho các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.

– Hiểu và áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành như giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh – miễn dịch, vi sinh – ký sinh trùng, dịch tễ học, dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, dược lý, nghề nghiệp và đạo đức nghề, giao tiếp điều dưỡng và điều dưỡng cơ bản khi hoạt động nghề điều dưỡng.

– Trình bày được khái quát về học thuyết điều dưỡng và một số thuyết thường được sử dụng trong quá trình chăm sóc.

– Phân tích được 5 bước qui trình điều dưỡng và vận dụng được khi thực hiện can thiệp chăm sóc.

– Hiểu và áp dụng được kiến thức chuyên khoa ngành Điều dưỡng để hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu người bệnh, nhóm người bệnh (chăm sóc người bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các chuyên khoa lẻ và cộng đồng).

– Vận dụng các kiến thức đã được trang bị để giải quyết vấn đề thực tiễn nghề điều dưỡng.

Kỹ năng:

– Thực hiện được các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật phụ giúp bác sỹ chọc dịch màng phổi, màng bụng, tủy sống, đặt ống nội khí  quản, mở khí quản, catheter mạch máu đảm bảm an toàn.

– Sử dụng được qui trình điều dưỡng khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc cơ và chăm sóc người bệnh bản đảm bảo tính logic.

– Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc theo đúng qui trình điều dưỡng.

– Theo dõi, đánh giá và xử trí kịp thời tình trạng người bệnh trong quá trình chăm sóc.

– Giao tiếp được với người bệnh, người nhà và thành viên trong nhóm chăm sóc, điều trị trong trường hợp cụ thể đảm bảo hiệu quả và hài lòng.

– Tư vấn và giáo dục sức khỏe được cho người bệnh hoặc cộng động hiệu quả.

– Lập được kế hoạch quản lý thời gian, quản lý vật tư tài sản, quản lý nhân lực, quản lý chất lượng chăm sóc người bệnh.

– Thuyết trình được kế hoạch quản lý liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh đảm bào rõ ràng, đầy đủ, logic.

– Điều hành được cuộc họp liên quan đến công tác điều dưỡng đảm bảo đạt mục tiêu và thời gian.

– Kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề, nghiên cứu khoa học và lãnh đạo.

– Kỹ năng cá nhân: Có khả năng làm việc độc lập, tự tin trong môi trường làm việc khác nhau, có kỹ năng phân tích thực trạng về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro, kỹ năng đặt mục tiêu và kỹ năng phát triển cá nhân.

– Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng điều chỉnh tính cách bản thân để hợp tác, cộng tác với các thành viên khác trong nhóm nhằm đạt mục tiêu nhóm.

– Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học, ngoại ngữ và internet: Sử dụng được các phần mềm tin học, ngoại ngữ và internet phục vụ cho quá trình học tập và làm việc.

Thái độ:

– Ứng xử với người bệnh/gia đình người bệnh, bản thân, gia đình, đồng nghiệp phù hợp với văn hóa và đạo đức nghề qui định

– Hành nghề theo qui định, theo pháp luật và chính sách của tổ chức và của nhà nước.

– Tôn trọng quyền người bệnh và người nhà trong khám bệnh, chữa bệnh.

– Có ý thức phát triển nghề nghiệp, học tập liên tục và cập nhât các cải tiến về chăm sóc, quản lý chât lượng chăm sóc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi học song chương trình cao đẳng nghề Điều dưỡng, sinh viên có thể:

– Làm việc tại các cơ sở y tế có khám chữa bệnh, trung tâm y tế và viện dưỡng lão.

– Làm việc tại các khoa phòng của phòng khám bệnh tư nhân.

– Làm việc tại phòng y tế của các cơ quan, tại trường đào tạo điều dưỡng.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 37

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 124 (tín chỉ)  – 3030 (giờ)

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 300 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2730  giờ

– Khối lượng lý thuyết (bao gồm cả số giờ kiểm tra): 1229 giờ (40%)

– Khối lương Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1801 giờ (60%)

  1. Nội dung chương trình:
Mã MH, MĐTên học phầnSố tín chỉThời gian học tập (giờ)
Tổng sốTrong đó
LTTHKT
ICác môn học chung1230011616915
MH01Giáo dục chính trị37541295
MH02Pháp luật23018102
MH03Ngoại ngữ 1(Tiếng anh cơ sở)512042726
MH04Tin học27515582
IICác môn học, mô đun chuyên môn11227309941632104
II.1Các mô học, mô đun cơ sở3461537820334
MĐ05Ngoại ngữ 2 (Tiếng anh chuyên ngành)3454203
MĐ06Giải phẫu- Sinh lý36028293
MĐ07Hoá sinh36028293
MĐ08Vi sinh – Ký sinh trùng36028293
MĐ09Sinh lý bệnh2302802
MĐ10Dược lý3454203
MĐ11Dinh dưỡng – Tiết chế2302802
MĐ12Điều dưỡng cơ sở 1510542585
MĐ13Điều dưỡng cơ sở 249028584
MĐ14Sức khỏe – Môi trường và vệ sinh2302802
MĐ15Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm2302802
MĐ16Tổ chức Y tế và Y đức2302802
II.2Môn học, mô đun chuyên môn742025588137166
MĐ17Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn2302802
MĐ18CSSK người lớn bệnh Nội khoa513542885
MĐ19CSSK người lớn bệnh Ngoại khoa513542885
MĐ20CSSK phụ nữ, bà mẹ và gia đình *6165421176
MĐ21CSSK trẻ em513542885
MĐ22Chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực37528443
MĐ23CSSK người bệnh  truyền nhiễm513542885
MĐ24CSSK người bệnh cao tuổi37528443
MĐ25Quản lý điều dưỡng2302802
MĐ26CSSK người lớn bệnh Nội khoa nâng cao37528443
MĐ27CSSK người lớn bệnh Ngoại khoa nâng cao37528443
MĐ28CSSK phụ nữ, bà mẹ và gia đình nâng cao37528443
MĐ29CSSK trẻ em nâng cao37528443
MĐ30Y học cổ truyền *410528734
MĐ31Phục hồi chức năng *410528734
MĐ32CSSK người lớn bệnh Chuyên khoa513542885
MĐ33CSSK người bệnh tâm thần37528443
MĐ34CSSK cộng đồng412028902+BC
MĐ35Thực tập tốt nghiệp (Bệnh viện đa khoa)62700270BC
II.3Môn học, mô đun tự chọn49028584
MĐ36Truyền thông giáo dục sức khỏe24514292
MĐ37Nghiên cứu khoa học24514292
 Tổng cộng124303011101801119
  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn chung:

Phân bố số tiết học theo khoản 1 Điều 34 luật giáo dục nghề nghiệp, khoản 5 Điều 1 quyết định số 1982/QĐ – TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam, Nghị định số 143/2016/NĐ – CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và công văn 106/TCDN – DNCQ ngày 19/01/2017 của Tổng cục dạy nghề về việc hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo theo luật giáo dục nghề nghiệp,cụ thể như sau:

– 1 giờ thực hành = 60 phút.

– 1 giờ lý thuyết = 45 phút.

– 1 tín chỉ lý thuyết = 15 giờ.

– 1 tín chỉ thực hành (tại phòng thực hành, thảo luận,..) = 30 giờ.

– 1 tín chỉ thực tập bệnh viện = 45 giờ.

– LT/TH = 45% – 55% hoặc 50% – 50 %.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian các hoạt động ngoại khóa:

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, bố trí cho sinh viên tham quan, thực tập tay nghề tại các khoa của một số bệnh viện hoặc các trung tâm Điều dưỡng, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ðể mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội, tăng cường thể chất, bố trí cho học sinh tham tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ…

Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí như sau:

STTNội dungThời gian
1Thể dục, thể thaoSau giờ học: từ 17h đến 19h hàng ngày
2Văn hóa, văn nghệ: Tham gia câu lạc bộ văn nghệ của Nhà trườngNgoài giờ học: từ 18h đến 20h (một buổi/tuần)
3Hoạt động thư viện: Sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu.Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thểTổ chức các buổi giao lưu trong tháng thanh niên, tháng thi đua học tập
5Thăm quan, dã ngoạiMỗi năm 1 lần

 

4.3 Hướng dẫn tổ chức thi, kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần:

Thời gian tổ chức thi, kiểm tra hết môn học, học phần được xác định và có hướng cụ thể theo từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét  công nhận tốt nghiệp:

Sinh viên được trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  • Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
  • Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo theo đúng quy định của Quy chế đào tạo theo thông tư số 09/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội
  • Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên.
  • Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính và các điều kiện khác do Hiệu trưởng quy định.
  • Hoàn thành học phần giáo dục quốc phòng – an ninh và giáo dục thể chất.
  • Có đơn gửi Phòng đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khoá học.

4.5. Các chú ý khác (nếu có):

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các khoa phối hợp với phòng đào tạo có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2019

HIỆU TRƯỞNG 

(Đã ký) 

ThS. Nguyễn Văn Tuấn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.