Có rất nhiều bạn thí sinh đang băn khoăn không biết thời gian đào tạo cao đẳng điều dưỡng sẽ mất lâu để có thể ra ngoài làm việc được.
Thời gian đào tạo Cao Đẳng Điều Dưỡng mất bao lâu?
Chắc các bạn thí sinh cũng đã tham khảo qua, đối với ngành Điều dưỡng được phân chia thành 3 hệ đào tạo theo cấp bậc cụ thể là: hệ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Vì vậy, dựa vào điều kiện cũng như năng lực của đang có của các thí sinh để lựa chọn được hệ đào tạo sao cho hợp lí nhất để theo học. Do đó, theo quy định thì đối với hệ đào tạo Đại học sẽ có thời gian theo học là 5 năm, hệ đào tạo Cao đẳng điều dưỡng sẽ là 3 năm, còn hệ đào tạo Trung cấp là sẽ học 2 năm.
Vì vậy, khi theo theo học tại hệ Cao đẳng Điều dưỡng thuộc trường Trường Cao đẳng Y Dược Đà Nẵng thì theo quy định cũng sẽ có 3 năm để trang bị kiến thức. Trong 3 năm theo học, sinh viên khi ra trường sẽ đảm bảo đầy đủ các kiến thức và kỹ năng thành thạo trong ngành Điều dưỡng. Đồng thời khi ra trường sẽ có việc làm ổn định.
Tố chất nào để thành một điều dưỡng viên giỏi?
- Sạch sẽ, cẩn thận: Như bạn cũng đã biết, nhiệm vụ của điều dưỡng viên là chăm sóc cho người bệnh. Do đó, tố chất đầu tiên và cũng quan trọng nhất là phải có tính cách cẩn thận, sạch sẽ, ân cần trong mọi khâu. Bạn có thể thấy, những bệnh nhân hay có cảm giác vô cùng mệt mỏi, khó chịu nếu bị thứ gì tác động vào người. Vì vậy hãy rèn cho mình ngay từ bây giờ tính cẩn thận, gọn gàng, sạch sẽ để làm một người điều dưỡng viên giỏi.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Với đặc tính luôn luôn tiếp xúc với những bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi. Do đó, ngoài việc chăm sóc, giúp đỡ và chữa bệnh cho họ. Thì cũng cần những lời động viên, chia sẻ để tinh thần họ được vui vẻ, thoải mái. Vì vậy, với kỹ năng giao tiếp tốt sẽ làm cho người bệnh sẽ giảm bớt được mệt mỏi, làm tinh thần họ được phấn chấn, lạc quan hơn khi chữa bệnh
- Vững nghiệp vụ: Tất nhiên, cho dù ngành nghề nào cũng vậy, chúng ta phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng thì với có thể hoàn thành tốt công việc của mình được. Vì vậy, một điều dưỡng viên cần phải có đầy đủ kinh nghiệm trong ngành của mình để không được xảy ra dù chỉ là một sai sót đối với bệnh nhân của mình.
- Tinh thần mạnh mẽ: Chắc chắn nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, cảm giác uể oải khi chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Do đó, quan trọng là bạn phải thực sự chịu được áp lực của công việc. Đồng thời có tâm với nghề của mình thì mới có thể vượt qua được mọi rào cản.
- Kiên nhẫn: Sẽ tùy vào từng bệnh nhân khác nhau mà có căn bệnh, sức khỏe khác nhau. Vì vậy bạn thực sự phải kiên nhẫn để cho cảm giác không được bực tức khi làm việc.
Những ưu đãi khi nộp hồ sơ xét tuyển CĐ Y Dược
- Miễn 100% KTX 3 năm học cho SV sau khi làm thủ tục nhập học.
- Miễn 100% Học phí năm học 2020 cho SV đạt tổng điểm trung bình 3 môn khối A(Toán, Lý, Hoá) hoặc Khối B ( Toán, Hoá, Sinh) trong 3 năm lớp 10.11.12 > 8.0.
Chú ý: Sẽ không được Miễn phí 100% học phí đối với học ngoại ngữ (Tiếng Nhật và tiếng Hàn)
Những điều cần biết khi chuẩn bị hồ sơ xét tuyển
Khi đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y dược tại trường Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam, thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ xét tuyển theo đúng quy định của trường. Một bộ hồ sơ xét tuyển được chấp nhận khi cung cấp đầy đủ các giấy tờ được liệt kê dưới đây:
- 02 bản công chứng học bạ Trung học Phổ thông, Bổ túc Văn hóa
- 04 ảnh kích thước 3×4 và 02 ảnh 4×6 (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ): Ghi rõ các thông tin cá nhân phía sau mỗi ảnh: Họ tên; ngày, tháng, năm sinh, quê quán.
- 02 bản photo công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT, BTVH (nếu thí sinh đã tốt nghiệp)
- 01 bản công chứng giấy chứng mình thư nhân dân hoặc thẻ căn cước
- 01 giấy khám sức khỏe
- 01 bản sao giấy khai sinh
- 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu
- 01 giấy khám sức khỏe
- Các giấy tờ ưu tiên (nếu có)
Xem thêm: Cao Đẳng Dược 2020 Có Xét Học Bạ Hay Không?