5 điều nổi bật về Y học cổ truyền trên thế giới và tại Việt Nam

Nhiều quốc gia Âu, Mỹ đã có xu hướng lựa chọn phương pháp chữa bệnh đến từ tự nhiên; Hội nghị Toàn cầu đầu tiên về Y học cổ truyền được tổ chức là 2 trong 5 điều nổi bật về Y học cổ truyền trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay.

Nhiều quốc gia Âu, Mỹ đã có xu hướng sử dụng phương pháp chữa bệnh Y học cổ truyền

Không chỉ các quốc gia Châu Á, hiện nay nhiều nước Âu, Mỹ đã có xu hướng lựa chọn phương pháp chữa bệnh YHCT. Thế mạnh của nền y học này là sử dụng thuốc (các loại dược liệu), hoặc không dùng thuốc (bấm huyệt, massage,…) vào chữa bệnh cho con người. YHCT nhìn nhận bệnh lý dựa trên cái nhìn tổng thể về thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị, nâng cao sức khoẻ trong bản thể rộng thay vì xử lý tình huống cấp cứu. Đó cũng là lý do tại sao YHCT rất phù hợp với những bệnh lý mạn tính (tim mạch, tiểu đường,…) vốn là những căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Khám và điều trị bệnh bằng phương pháp cổ truyền đã được nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến

Đã có hội nghị Toàn cầu đầu tiên về Y học cổ truyền

Lần đầu tiên trên thế giới, Hội nghị Toàn cầu Y học cổ truyền đã được tổ chức bởi WHO và chính phủ Ấn Độ. Hội nghị này diễn ra bên lề hội nghị Bộ trưởng G20 trong 2 ngày (17 – 18/8/2023) với chủ đề “One Earth, One Family, One Future” (Một Trái đất, Một Gia đình, Một Tương lai).

Theo đó, các chuyên gia YHCT trên toàn thế giới sẽ cố vấn thảo luận cùng WHO trong việc xây dựng chính sách phát triển YHCT trong giai đoạn 2025 – 2034. Việt Nam có 5 đại biểu tham dự gồm có: PGS.TS. Vũ Nam; TS. Kiều Đình Khoan (Đại diện Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương); bà Nguyễn Thị Hương Liên,ThS.DS Nguyễn Thị Hồng Vân (đại diện Công ty CP Sao Thái Dương); và ông Trịnh Hiền Trung (đại diện Tập đoàn TH).

Hội nghị toàn cầu đầu tiên về Y học cổ truyền đã được diễn ra

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình phát triển YHCT VÀ YHHĐ

Tại Việt Nam, Chính phủ đã Ban hành Chương trình phát triển YHCT và YHHĐ. Tầm nhìn đến năm 2030 đạt được 100% tỉnh thành phố thành lập bệnh viện đa khoa Y dược cổ truyền; 95% bệnh viện hiện đại có khoa Y Dược cổ truyền; 100% trạm y tế cấp xã đều có sử dụng YHCT vào khám chữa bệnh.

Bộ Y tế cũng đang dự thảo Thông tư quy định kết hợp YHCT và YHHĐ trong điều trị khám chữa bệnh. Dự thảo đã nêu rõ các phương pháp YHCT và YHHĐ kết hợp với nhau bao gồm khía cạnh khám bệnh; chữa bệnh; dùng thuốc;không dùng thuốc và các phương pháp khác theo quy định trong danh mục chuyên môn.

Người hoạt động trong lĩnh vực YHCT phải đảm bảo quy định pháp luật

Cả nước có 70.000 hội viên, 10.000 lương y tuy nhiên chỉ có 20% lương y được cấp phép hành nghề

Theo Báo cáo của Hội Đông Y Việt Nam từ năm 2023 đến nay cả nước có gần 70.000 hội viện. Trong đó có khoảng 10.000 lương y. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% lương y của Hội Đông y Việt Nam được cấp giấy phép hành nghề. Gần như chưa có thêm hội viên của Hội được chứng nhận là lương y.

Trong Luật khám chữa bệnh 2023 cũng đã được Quốc hội thông qua lương y là chức danh chuyên môn phải được cấp phép hành nghề. Và là hội viên của Hội Đông y Việt Nam. Yêu cầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Kết hợp phương pháp khám chữa bệnh YHCT và YHHĐ đang được chú trọng

Cấp thiết trong giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn Y học cổ truyền 

Với tình hình thực tế như trên, việc thực hiện giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn những người làm việc trong lĩnh vực YHCT là điều cấp thiết. Điều này đã được Hội Đông y Việt Nam chủ động xây dựng chương trình giáo dục trong Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ. Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã ban hành kế hoạch 238 ngày 30/12/2022 về tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 24 vào cuối năm 2022 và nhiệm vụ xây dựng trong giai đoạn mới. 

Hay trong quy định Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành năm 2028. Cụ thể, trong Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH đã nêu rõ tại  tiểu mục 5, Mục A, Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề y học cổ truyền kèm theo. 

Chúng ta có thể thấy được sự cần thiết của nền Y học cổ truyền trong điều trị khám chữa bệnh hiện nay. Đặc biệt sự phối hợp giữa hai hệ thống y tế hiện đại và cổ truyền sẽ là hướng đi bền vững. Ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao hoạt động trong nghề, mà cụ thể ở đây nguồn nhân lực hoạt động trong hai hệ thống y tế cổ truyền và hiện đại là vấn đề đặc biệt quan tâm.

Hiện nay người có mong muốn học Y học cổ truyền có thể lựa chọn các cấp bậc đào tạo như Trung cấp, Đại học. Đây là hai chương trình đào tạo được thực hiện ở thời điểm hiện tại theo quy định pháp luật.

Trường  Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam là đơn vị đào tạo hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe, trong đó có các ngành Y sĩ y học cổ truyền, Y sĩ đa khoa,…bạn đọc có thể tham khảo.

Mới đây nhất, Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam chính thức được cho phép tuyển sinh đào tạo ngành Cao đẳng Y học cổ truyền. Nhà trường là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhận được vinh dự và trách nhiệm đó. Người có nguyện vọng theo học ngành Y học cổ truyền hệ Cao đẳng có thể theo dõi thêm thông tin trong đề án tuyển sinh mới nhất tại Nhà trường./

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.